Thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 19/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020; Kế hoạch số 19/KH-SNN-QLCL ngày 05/3/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020;
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 18/KH-CCQLCL NLS và TS ngày 21/5/2020 Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản thuộc nguồn ngân sách tỉnh năm 2020, kết quả cụ thể như sau:
1. Tên lớp tập huấn: Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Số lượng: 06 lớp.
2. Thời gian, địa điểm:
– Thời gian: Từ ngày 15 tháng 7 đến hết ngày 05 tháng 8 năm 2020.
– Địa điểm: Tại hội trường UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ.
3. Số lượng và thành phần học viên:
Tổng số học viên: 298 người là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, chi tiết cụ thể như sau:
TT | Địa điềm tập huấn | Số lớp | Số người | Đối tượng tập huấn |
1 | Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên | 1 | 39 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
2 | UBND thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình | 1 | 33 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
3 | UBND thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên | 1 | 46 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
4 | Phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ | 1 | 59 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
5 | UBND xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn | 1 | 56 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
6 | UBND xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên | 1 | 65 | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản |
Tổng | 6 | 298 |
(Danh sách học viên lưu phòng quản lý chất lượng chế biến, thương mại, nông sản)
4. Giảng viên, ban tổ chức:
– Giảng viên chính các lớp tập huấn tại Quyết định số 31/QĐ-CCQLCL NLS và TS, ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về việc thành lập tổ giảng viên tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc nguồn ngân sách tỉnh năm 2020. Trực tiếp giảng bài gồm các giảng viên: Nguyễn Thùy Dương , Nguyễn Thị Kim Dung, Lò Thị Thương.
– Ban tổ chức: Gồm các ông, bà có tên trong quyết định số 32/QĐ-CCQLCL NLS và TS, ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về việc thành lập Ban tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc nguồn ngân sách tỉnh năm 2020.
5. Nội dung chương trình
Thời gian | Nội dung | Người thực hiện |
16/7/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên | Nguyễn Thùy Dương |
20/7/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại UBND thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình. | Nguyễn Thị Kim Dung |
23/7/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên | Nguyễn Thị Kim Dung |
28/7/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ | Lò Thị Thương |
29/7/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại UBND xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn | Lò Thị Thương |
5/8/2020 | Tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản tại UBND xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên | Nguyễn Thị Kim Dung |
(Tài liệu tập huấn bài giảng lưu phòng quản lý chất lượng chế biến, thương mại, nông sản).
6. Đánh giá kết quả lớp tập huấn
6.1 Giảng viên:
Là chuyên viên của Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản đã công tác nhiều năm có kinh nghiệm đào tạo, tập huấn, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung của lớp tập huấn. Phương pháp trình bày ngắn gọn, có sử dụng máy tính trình chiếu powerpoint nên học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức, giải đáp đầy đủ thắc mắc của học viên, có liên hệ với thực tế.
6.2. Nội dung Chương trình:
Ngắn gọn, phù hợp với đối tượng học viên, tập trung nhấn mạnh những điểm mới của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT; Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thay thế Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT; cập nhật một số các văn bản, quy định khác liên quan đến an toàn thực phẩm…
6.3. Tài liệu tập huấn:
Phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tế của học viên, trình bày rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ nội dung. Sau lớp tập huấn, các học viên đã nắm bắt được nội dung các văn bản quy phạm pháp luật từ đó nâng cao hiểu biết, trách nhiệm về tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
6.4. Điều kiện hội trường, trang thiết bị:
Ban tổ chức lớp học đã chuẩn bị đầy đủ về nội dung giảng dạy, tài liệu, văn phòng phẩm; hội trường; các trang thiết bị phụ trợ như: Máy tính, máy chiếu, loa đài… thực hiện chu đáo, chủ động. Địa điểm tổ chức lớp học nằm ở trung tâm các huyện, thị xã, thành phố thuận lợi cho học viên đi lại; hội trường thoáng mát, sạch sẽ, rộng rãi tạo được sự thoải mái cho học viên.
6.5. Điều kiện, chế độ giảng viên, học viên:
Giảng viên được hỗ trợ tiền công tác phí, tiền ngủ, tiền đi lại và thù lao cho giảng viên. Các học viên tham gia tập huấn được hỗ trợ tài liệu, bút, vở, tiền ăn trưa (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
6.6. Mức độ tham gia của các học viên trên lớp:
Học viên tập trung nghe giảng với thái độ nghiêm túc, say mê và nhiệt tình, khả năng tiếp thu tốt. Cuối khóa 100% học viên được cấp chứng nhận đã hoàn thành lớp tập huấn.
7. Những hạn chế, tồn tại:
– Do kinh phí có hạn trong khi nhu cầu tập huấn của người dân lại cao cho nên chưa triển khai được nhiều lớp tập huấn tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái; một số học viên ở xa trung tâm khu vực tổ chức tập huấn chưa có kinh phí hỗ trợ cho việc đi lại.
– Một số trang thiết bị phục vụ lớp học còn bị động: Chất lượng hệ thống tăng âm, loa đài, phông chiếu còn phụ thuộc vào địa điểm tập huấn (phông chiếu của Chi cục cồng kềnh, không có phương tiện vận chuyển phù hợp).
– Phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn: Do dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tập huấn nhiều (Máy tính, máy chiếu, tài liệu, văn phòng phẩm, nước uống…) trong khi không có kinh phí thuê xe ô tô cho nên phải sử dụng xe máy cá nhân để vận chuyển.
8. Kiến nghị, đề xuất
Để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn trong những năm tiếp theo, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị:
Tỉnh, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm để Chi cục có điều kiện tổ chức các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm đến các đối tượng trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản nhằm nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong cộng đồng.
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2020; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trân trọng báo cáo./.