Tag Archives: Yên Bái

Danh sách các bản tự công bố cập nhật đến ngày 06/04/2024

Ngày 05/4/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 03 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 03 cơ sở, cụ thể:

  • Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh (địa chỉ tại thôn Mỵ, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái): Chè xanh
  • Công ty TNHH Linh Thuận Văn Chấn (địa chỉ tại thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái): Chè xanh Linh Thuận
  • Kiều Đông Anh (địa chỉ tại tổ 13, phường Yên Ninh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái): Chè xanh.

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 06/04/2024 như sau:

Bản tin thị trường tháng 3/2024

1. Bản tin giá cả nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái

1.1. Từ ngày 01 – 15/03/2024

TTSản phẩmThành phố Yên BáiHuyện Lục YênHuyện Văn YênThị xã Nghĩa LộHuyện Mù Cang Chải
1Gạo Chiêm hương23.00023.00023.00023.00023.000
2Gạo Séng cù28.00028.00028.00028.00028.000
3Rau cải ngọt15.00015.00015.00015.00015.000
4.Rau cải mơ15.00015.00015.00015.00015.000
5.Xu hào12.00012.00012.00012.00012.000
6Cà rốt15.00015.00015.00015.00015.000
7Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
8.Khoai tây15.00015.00015.00015.00015.000
9.Hành lá50.00050.00050.00050.00050.000
10Hành củ khô40.00040.00040.00040.00040.000
11Cà chua12.00012.00012.00012.00012.000
12Thịt trâu260.000260.000260.000260.000260.000
13Thịt bò250.000250.000250.000250.000250.000
14Thịt lợn hơi56.00056.00056.00056.00056.000
15Sườn lợn130.000130.000130.000130.000130.000
16Thịt lợn mông sấn110.000110.000110.000110.000110.000
17Thịt lợn ba chỉ120.000120.000120.000120.000120.000
18Thịt nạc vai110.000110.000110.000110.000110.000
19Giò lụa140.000140.000140.000140.000140.000
20Giò bò260.000260.000260.000260.000260.000
21Trứng gà ta5.0005.0005.0005.0005.000
22Trứng vịt3.5003.5003.5003.5003.500
23Gà ta hơi130.000130.000130.000130.000130.000
24Ngan hơi70.00070.00070.00070.00070.000
25Vịt hơi65.00065.00065.00065.00065.000
26Cá chép60.00060.00060.00060.00060.000
27Chè khô (Bát tiên)280.000280.000280.000280.000280.000
28Tinh dầu quế600.000
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)

2. Bản tin thị trường trong nước

Rau quả: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 02/2024 đạt 325,8 triệu USD, giảm 33,6% so với tháng 01/2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 815,1 triệu USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024, đạt 501,4 triệu USD, tăng 57,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, phía Trung Quốc đồng ý mở cửa thêm cho các loại trái cây chủ lực của Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục và xem xét mở cửa thị trường cho trái bơ, chanh leo.

Xuất khẩu hàng rau quả những tháng đầu năm 2024 sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản… tăng trưởng tốt, trong đó, trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 39,6 triệu USD, tăng 27,7% so với năm 2023; Nhật Bản đạt 27 triệu USD, tăng 17,7%.

Trị giá xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng rất mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024 như: Hàn Quốc đạt 41 triệu USD, tăng 52,4% với cùng kỳ năm 2023; tiếp theo là Thái Lan đạt 28,6 triệu USD, tăng 125,9%; Úc đạt 15,3 triệu USD, tăng 36,2%…

Thủy sản: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 459,6 triệu USD, giảm 24,5% so với tháng 2/2023 do có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng 2/2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nhiều thị trường tiêu thụ lớn tăng trưởng khả quan như: Hoa Kỳ tăng 22,2%, Trung Quốc tăng 44,7%, Úc tăng 18,1%, Ca-na-đa tăng 60,2%, Nga tăng 77,5%… Trong khi đó, xuất khẩu sang Thái Lan và Đức vẫn giảm.

Tháng 2/2024, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 81,3 triệu USD, giảm 19,6% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 181,7 triệu USD, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam trong tháng 2/2024, đạt 77,8 triệu USD, giảm 10,4% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 188,6 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản tháng 2/2024 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023, giảm 30,2% xuống còn 66,6 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 196,9 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 đã có tín hiệu khả quan từ các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ca-na-đa, Nga. Tuy nhiên, xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khu vực châu Á và châu Âu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, phục hồi chậm.

Gỗ và sản phẩm gỗ: 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm.

Cao su: 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 298,24 nghìn tấn, trị giá 426,92 triệu USD, tăng 12,1% về lượng và tăng 16,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoài khối năm 2023 tăng.

Cà phê: Đầu tháng 3/2024, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh từ 7.100 – 7.400 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát), lên mức 89.800 – 90.700 đồng/kg. 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 16,4% về lượng và tăng 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.

(Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị năm 2024

Ngày 28/2/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 299/SNN-CCPT về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị năm 2024. Một số nội dung chính như sau:

1. Phạm vi hỗ trợ: Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đảm bảo đồng thời các tiêu chí sau đây:

– Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định về tiêu chí xác định DNNVV tại Chương II, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.

– Doanh nghiệp phải đáp ứng một trong hai điều kiện quy định tại:

+ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT (Đối với DNNVV trong cụm liên kết ngành)

+ Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT (Đối với DNNVV trong chuỗi giá trị)

3. Kinh phí hỗ trợ: 730 triệu đồng, nguồn kinh phí hỗ trợ DNNVV từ ngân sách Trung ương được giao tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 23/2/2024 của UBND tỉnh Yên Bái.

4. Thời gian thực hiện hỗ trợ: Trong năm 2024.

5. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Tổ 1, phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái)

Nội dung chi tiết xem trong file đính kèm

Bản tin thị trường nông sản tháng 2/2024

1. Bản tin giá cả nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái

1.1. Từ ngày 01 – 15/02/2024

TTSản phẩmThành phố Yên BáiHuyện Lục YênHuyện Văn YênThị xã Nghĩa LộHuyện Mù Cang Chải
1Gạo Chiêm hương23.00023.00023.00023.00023.000
2Gạo Séng cù28.00028.00028.00028.00028.000
3Rau cải ngọt15.00015.00015.00015.00015.000
4.Rau cải mơ15.00015.00015.00015.00015.000
5.Xu hào12.00012.00012.00012.00012.000
6Cà rốt15.00015.00015.00015.00015.000
7Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
8.Khoai tây15.00015.00015.00015.00015.000
9.Hành lá50.00050.00050.00050.00050.000
10Hành củ khô40.00040.00040.00040.00040.000
11Cà chua18.00018.00018.00018.00018.000
12Thịt trâu260.000260.000260.000260.000260.000
13Thịt bò250.000250.000250.000250.000250.000
14Thịt lợn hơi57.00057.00057.00057.00057.000
15Sườn lợn110.000110.000110.000110.000110.000
16Thịt lợn mông sấn100.000100.000100.000100.000100.000
17Thịt lợn ba chỉ120.000120.000120.000120.000120.000
18Thịt nạc vai100.000100.000100.000100.000100.000
19Giò lụa140.000140.000140.000140.000140.000
20Giò bò260.000260.000260.000260.000260.000
21Trứng gà ta5.0005.0005.0005.0005.000
22Trứng vịt3.5003.5003.5003.5003.500
23Gà ta hơi130.000130.000130.000130.000130.000
24Ngan hơi70.00070.00070.00070.00070.000
25Vịt hơi65.00065.00065.00065.00065.000
26Cá chép60.00060.00060.00060.00060.000
27Chè khô (Bát tiên)280.000280.000280.000280.000280.000
28Tinh dầu quế600.000
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái

1.2. Từ ngày 15 – 29/02/2024

TTSản phẩmThành phốYên BáiHuyệnLục YênHuyệnVăn YênThị xãNghĩa LộHuyện Mù Cang Chải
1Gạo Chiêm hương23.00023.00023.00023.00023.000
2Gạo Séng cù28.00028.00028.00028.00028.000
3Rau cải ngọt15.00015.00015.00015.00015.000
4.Măng tươi15.00015.00015.00015.00015.000
5.Xu hào12.00012.00012.00012.00012.000
6Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
7Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
8.Khoai tây15.00015.00015.00015.00015.000
9.Hành lá50.00050.00050.00050.00050.000
10Hành củ khô40.00040.00040.00040.00040.000
11Cà chua15.00015.00015.00015.00015.000
12Thịt trâu260.000260.000260.000260.000260.000
13Thịt bò250.000250.000250.000250.000250.000
14Thịt lợn hơi57.00057.00057.00057.00057.000
15Sườn lợn130.000130.000130.000130.000130.000
16Thịt lợn mông sấn110.000110.000110.000110.000110.000
17Thịt lợn ba chỉ130.000130.000130.000130.000130.000
18Thịt nạc vai110.000110.000110.000110.000110.000
19Giò lụa140.000140.000140.000140.000140.000
20Giò bò260.000260.000260.000260.000260.000
21Trứng gà ta5.0005.0005.0005.0005.000
22Trứng vịt3.5003.5003.5003.5003.500
23Gà ta hơi130.000130.000130.000130.000130.000
24Ngan hơi70.00070.00070.00070.00070.000
25Vịt hơi65.00065.00065.00065.00065.000
26Cá chép60.00060.00060.00060.00060.000
27Chè khô (Bát tiên)280.000280.000280.000280.000280.000
28Tinh dầu quế600.000

Bản tin thị trường nông sản tháng 1/2024

1. Bản tin giá cả nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái

1.1. Từ ngày 01 – 15/01/2024

TTSản phẩmThành phố Yên BáiHuyện Lục YênHuyện Văn YênThị xã Nghĩa LộHuyện Mù Cang Chải
1Gạo Chiêm hương23.00023.00023.00023.00023.000
2Gạo Séng cù28.00028.00028.00028.00028.000
3Rau cải ngọt15.00015.00015.00015.00015.000
4.Rau cải mơ15.00015.00015.00015.00015.000
5.Xu hào10.00010.00010.00010.00010.000
6Cà rốt20.00020.00020.00020.00020.000
7Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
8.Khoai tây15.00015.00015.00015.00015.000
9.Hành lá35.00035.00035.00035.00035.000
10Hành củ khô40.00040.00040.00040.00040.000
11Cà chua15.00015.00015.00015.00015.000
12Thịt trâu260.000260.000260.000260.000260.000
13Thịt bò250.000250.000250.000250.000250.000
14Thịt lợn hơi50.00050.00050.00050.00050.000
15Sườn lợn110.000110.000110.000110.000110.000
16Thịt lợn mông sấn100.000100.000100.000100.000100.000
17Thịt lợn ba chỉ110.000110.000110.000110.000110.000
18Thịt nạc vai100.000100.000100.000100.000100.000
19Giò lụa120.000120.000120.000120.000120.000
20Giò bò260.000260.000260.000260.000260.000
21Trứng gà ta5.0005.0005.0005.0005.000
22Trứng vịt3.5003.5003.5003.5003.500
23Gà ta hơi130.000130.000130.000130.000130.000
24Ngan hơi70.00070.00070.00070.00070.000
25Vịt hơi65.00065.00065.00065.00065.000
26Cá chép60.00060.00060.00060.00060.000
27Chè khô (Bát tiên)300.000300.000300.000300.000300.000
28Tinh dầu quế600.000

1.2. Từ ngày 15 – 30/01/2024

TTSản phẩmThành phố Yên BáiHuyện Lục YênHuyện Văn YênThị xã Nghĩa LộHuyện Mù Cang Chải
1Gạo Chiêm hương23.00023.00023.00023.00023.000
2Gạo Séng cù28.00028.00028.00028.00028.000
3Rau cải ngọt12.00012.00012.00012.00012.000
4.Rau cải mơ15.00015.00015.00015.00015.000
5.Xu hào12.00012.00012.00012.00012.000
6Cà rốt20.00020.00020.00020.00020.000
7Bắp cải10.00010.00010.00010.00010.000
8.Khoai tây15.00015.00015.00015.00015.000
9.Hành lá50.00050.00050.00050.00050.000
10Hành củ khô40.00040.00040.00040.00040.000
11Cà chua15.00015.00015.00015.00015.000
12Thịt trâu260.000260.000260.000260.000260.000
13Thịt bò250.000250.000250.000250.000250.000
14Thịt lợn hơi55.00055.00055.00055.00055.000
15Sườn lợn110.000110.000110.000110.000110.000
16Thịt lợn mông sấn100.000100.000100.000100.000100.000
17Thịt lợn ba chỉ110.000110.000110.000110.000110.000
18Thịt nạc vai100.000100.000100.000100.000100.000
19Giò lụa120.000120.000120.000120.000120.000
20Giò bò260.000260.000260.000260.000260.000
21Trứng gà ta5.0005.0005.0005.0005.000
22Trứng vịt3.5003.5003.5003.5003.500
23Gà ta hơi130.000130.000130.000130.000130.000
24Ngan hơi70.00070.00070.00070.00070.000
25Vịt hơi65.00065.00065.00065.00065.000
26Cá chép60.00060.00060.00060.00060.000
27Chè khô (Bát tiên)300.000300.000300.000300.000300.000
28Tinh dầu quế600.000
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái

Tuần lễ Giới thiệu sản phẩm nông sản, thủy sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội từ ngày 29/11 – 03/12/2023

Từ ngày 29/11- 03/12/2023, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Tuần lễ Giới thiệu sản phẩm nông sản, thủy sản của tỉnh tại hệ thống siêu thị Big C Thăng Long Hà Nội với quy mô 20 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, thủy sản đặc sản của tỉnh Yên Bái.

Nguồn: CTTĐTT

Yên Bái phê duyệt Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2030

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 – 2030″

Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 – 2030” đưa ra mục tiêu tổng quát là đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Tạo lập và hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số, đưa chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các mặt của đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của người dân. Xây dựng mô hình chuyển đổi số của tỉnh vừa đáp ứng các tiêu chí chung chuyển đổi số theo định hướng của Trung ương, vừa thể hiện những đặc trưng riêng của tỉnh Yên Bái “chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn”. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đưa thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái vào nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đến năm 2030, hoàn thiện hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng sâu các công nghệ số mới trên cả ba trụ cột của chuyển đổi số: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu nâng thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái (DTI) vào nhóm 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đề án đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể gồm: nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nền tảng và dữ liệu số; nhân lực số; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; các lĩnh vực ưu tiên theo Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ chuyển đổi số; tích hợp các chính sách, dự án, đề án chuyển đổi số khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.  

Nội dung chi tiết đề án như sau:

Yên Bái tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Ngày 27/10, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hội nghị là một trong những hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

Thông qua hội nghị, các doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt, trao đổi thông tin đào tạo, kết nối hợp tác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý, tại hội nghị có trên 100 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham dự, đặc biệt là sự góp mặt của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tại Việt Nam, Quỹ Phát triển Hạnh phúc khu vực (Hàn Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng (Kocham Hải Phòng) và trên 50 công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Hiện nay, Việt Nam – Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư vừa là trụ cột, vừa là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hàn Quốc hiện đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam; thứ hai về hợp tác phát triển (ODA), lao động và du lịch; thứ ba về hợp tác thương mại. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, chiếm 30% đầu tư và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Với mong muốn cùng hợp tác và phát triển, Yên Bái luôn quan tâm và mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư với các đối tác Hàn Quốc.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá Yên Bái có vị trí địa lý thuận lợi, là trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh, Trung Quốc – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có nhiều thuận lợi trong kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế quan trọng như Hà Nội, cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc.

Yên Bái có tài nguyên thiên nhiên phong phú, gồm: khoáng sản, rừng, du lịch, hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, chính quyền năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi, dễ dàng trong tiếp cận đất đai, công khai minh bạch các thông tin về quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn, chi phí đầu tư thấp…

Báo cáo tại hội nghị, tỉnh Yên Bái cho biết, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9/2023, lập trên phạm vi toàn tỉnh, tích hợp tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bản quy hoạch này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm nhìn, chiến lược dài hạn trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để sắp xếp không gian, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực phát triển, là căn cứ để các ngành, các địa phương triển khai thực hiện; là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến bỏ vốn đầu tư, kinh doanh.

Bên lề Hội nghị, Ban tổ chức đã bố trí một khu trưng bày để giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, không gian văn hóa của tỉnh.

Thông báo về việc hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nông nghiệp năm 2023

Căn cứ Quyết định số 75/QĐ-CCQLCL ngày 26/9/2023 của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về việc Thành lập Tổ thẩm định, xét duyệt hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị lĩnh vực nông nghiệp năm 2023;

Căn cứ hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị của các doanh nghiệp;

Căn cứ kết quả thẩm định của Tổ thẩm định, xét duyệt hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị lĩnh vực nông nghiệp năm 2023;

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản thông báo 07 doanh nghiệp đủ điều kiện để hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nông nghiệp, cụ thể như sau:

  1. Công ty cổ phần NYA
  2. Công ty TNHH chế biến thủy sản sạch Hải Hà
  3. Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam
  4. Công ty TNHH Linh Thuận Văn Chấn
  5. Công ty TNHH chè Hiền Từ
  6. Công ty TNHH Thanh An Văn Chấn
  7. Công ty cổ phần chè Shan Tuyết

Chi tiết tại:

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng

Tối ngày 6/10, tại sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, chương trình diễn ra từ ngày 6/10 đến 10/10. Sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại. Đồng thời kết nối sản phẩm vào hệ thống phân phối nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP và cũng là dịp để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện, liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Sự kiện đã trưng bày, giới thiệu, quảng bá hơn 100 gian hàng với trên 2000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng như: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và 16 tỉnh, thành khác trong cả nước như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Hà Giang,…

Nhận được giấy mời của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái đã tham gia sự kiện với 02 gian hàng, góp phần quảng bá, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Bên cạnh việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, Ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh đồng bằng sông Hồng: hát dân ca quan họ Bắc Ninh, làng nghề nặn tò he, trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu… Trình diễn văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền, như: Thưởng ngoạn trà, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả ước lễ, bánh tẻ Phú Nhi Sơn Tây, cá kho xứ Đoài, Thắng cố Tây Bắc… cùng các đặc sản biểu trưng cho vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng miền trong cả nước.